Đã từ lâu, Áo dài đã trở thành biểu tượng văn hóa chứa đựng tâm hồn của
dân tộc Việt Nam. Theo dòng chảy lịch sử, tà áo dài đã có nhiều thay đổi nhưng
vẫn giữ được nét truyền thống tôn lên vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ,
trở thành niềm kiêu hãnh, niềm tự hào đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt
Nam.
Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 1984 năm
khởi nghĩa Hai Bà Trưng và 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3; Thực hiện Công văn số 25/LĐLĐ huyện Đầm Dơi ngày
19/02/2024 về việc phát động hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” diễn ra từ ngày
04/3/2024 đến ngày 08/3/2024, nữ giáo viên đã đến lớp, đến trường bằng các bộ
áo dài thướt tha đủ màu sắc làm cho ngôi trường, lớp học dường như đẹp hơn, các
em học sinh cũng thấy được nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc qua tà áo dài
thướt tha.
Ngày 08/3 còn là dịp Kỷ niệm Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc
đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt. Mùa
xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt
liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận
và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Được sự ủng hộ đông đảo
của các lực lượng, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới
sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô
hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước. Sau cuộc
khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm
vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện
Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược
nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước.
Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo
dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc. Thắng lợi cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng được đánh giá là một
bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng
thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam
trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 08/3/1965, đánh giá cao sự cống hiến của
phụ nữ miền Nam, Đảng chính phủ và Bác đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng “Anh hùng - Bất
khuất - Trung hậu - Đảm đang” và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương “Thành đồng” hạng Nhất.
Ngày 04/10/1997, chính phủ Việt Nam đã có quyết định phê duyệt kế hoạch hành động
Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ tại Việt Nam.
Và cho đến hiện nay, các hủ tục lạc hậu hay những
tư tưởng trọng nam khinh nữ đã và đang dần được cải thiện tại Việt Nam.
Trong ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, đàn ông Việt Nam sẽ tặng những người phụ nữ
xung quanh mình những món quà, đoá hoa, bữa tiệc lãng mạn và những lời chúc tốt
đẹp về họ.
Sau đây là một số hình ảnh xinh đẹp của các cô giáo trong tà áo
dài:





